• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG-PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ

Ngày đăng

An toàn vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCC) là một nội dung quan trọng trong sản xuất, bỡi ai cũng biết hậu quả khi mà xảy ra không an toàn lao động, không bảo đảm vệ sinh lao động, để cháy nổ (bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ…) không lường, tính mạng, sức lao động của công nhân bị ảnh hưởng; cơ sở sản xuất, kết quả sản xuất của doanh nghiệp bị tiêu hủy, hư hỏng, mất mát; chưa kể đến những hậu quả khác về xã hội để lại nặng nề…

Vì vậy mà doanh nghiệp nào đều phải bảo đảm an toàn trước khi sản xuất. Cả nước hàng năm đều có Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ, năm nay đã là năm thứ 17; trong những năm qua cả nước nói chung và Phú Yên nói riêng đều có phát động, hưởng ứng; công tác ATVSLĐ-PCCN đã được các doanh nghiệp, tổ chức công đoàn và toàn xã hội quan tâm, tổ chức thực hiện và đem lại nhiều hiệu quả cho phát triển sản xuất, kinh doanh và an toàn cho người lao động.

Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN năm nay trong nhiều nội dung triển khai thực hiện có một nội dung Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN tỉnh đã thành lập 2 đoàn kiểm tra về việc hưởng ứng tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN và công tác ATVSLĐ-PCCN ở 12 doanh nghiệp trong tỉnh. Qua kết quả kiểm tra và dưới góc độ của công đoàn (một thành viên tham gia kiểm tra, giám sát và vai trò của công đoàn cơ sở trong vận động, phối hợp tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN, bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân lao động trong thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ-PCCN ở từng doanh nghiệp) xin nêu một vài điều suy nghĩ góp phần thực hiện tốt hơn công tác này trong những thời gian đến:

- Trong 12 doanh nghiệp (DN) được kiểm tra có 3 DN có xây dựng Kế hoạch triển khai hưởng ứng Tuần lễ QGATVSLĐ-PCCN, 9 DN không xây dựng Kế hoạch hưởng ứng; tuy nhiên, các DN đều có treo băng rôn tại nơi sản xuất để tuyên truyền, hướng dẫn người lao động nâng cao ý thức về công tác ATVSLĐ-PCCN.

 - Công tác an toàn lao động: Có 11 DN thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động hoặc bộ phận ATVSLĐ; có 11 DN thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên; có 6 DN xây dựng Kế hoạch ATVSLĐ riêng, 4 DN xây dựng Kế hoạch ATVSLĐ chung trong Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, 2 DN không xây dựng Kế hoạch ATVSLĐ và chưa có biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; 8 DN có ban hành chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý về ATVSLĐ, 1 DN chế độ trách nhiệm đơn vị tính vào tiền lương, 3 DN chưa ban hành chế độ; 12 DN thực hiện việc kiểm định máy móc thiết bị, định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa máy móc thiết bị, xây dựng nội quy an toàn sử dụng máy móc, thiết bị, xây dựng quy trình vận hành thiết bị kỷ thuật ATLĐ, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động; 4 DN tổ chức huấn luyện ATVSLĐ đúng theo quy định (theo Thông tư 27/2013/TT-BLĐTB&XH), 4 DN có tổ chức huấn luyện song chưa đúng theo quy định, 4 DN không thực hiện huấn luyện ATVSLĐ; 9 DN thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, 3 DN thực hiện chưa đúng quy định (quy bằng tiền đưa vào lương); tình hình tai nạn lao động từ 01/01/2014 đến thời điểm kiểm tra 20/3/2015 có 8 DN không có tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất, 4 DN xảy ra 34 vụ tai nạn lao động nhẹ, 2 vụ tai nạn lao động nặng, số người bị thương 2 người.

 - Công tác vệ sinh lao động: Có 11 DN thực hiện việc đo kiểm môi trường làm việc, 1 DN chưa thực hiện; hầu hết các DN đều có trang bị tủ thuốc sơ cứu tại nơi sản xuất, đề ra các biện pháp kỷ thuật nhằm cải thiện điều kiện môi trường làm việc, xây dựng phương án và biện pháp xử lý chất thải; 10 DN có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, 2 DN chưa thực hiện theo quy định; hầu hết các DN việc tổ chức bộ phận y tế chưa đầy đủ, tủ thuốc, phương tiện cấp cứu nhìn chung còn đơn giản, thiếu phương tiện sơ cứu ban đầu, công tác tập huấn sơ cứu ban đầu cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên nhiều nơi chưa thực hiện, DN chưa có hợp đồng chăm sóc sức khỏe với cơ quan y tế địa phương, có nơi có quy chế phối hợp nhưng chưa phù hợp.

 - Công tác phòng chống cháy nổ: Các DN đều có lập phương án và biện pháp PCCN tại đơn vị, đều có thành lập Đội PCCC cơ sở và được tham gia huấn luyện, thiết bị dụng cụ PCCC được trang bị đầy đủ theo quy định và bố trí ở nơi có nguy cơ cháy nổ, phòng ngừa khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên DN chưa thực hiện bảo dưỡng định kỳ các dụng cụ chữa cháy, một số thiết bị PCCC chưa bảo đảm an toàn.

 Như vậy, không phải là võ đoán nếu kiểm tra hết các DN trên địa bàn tỉnh thì công tác ATVSLĐ-PCCN chắc còn nhiều nơi, nhiều nội dung còn là “vùng trắng” (DN lãng quên, bỏ qua, chưa thực hiện đầy đủ hoặc vi phạm). Trong đánh giá chung những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện ATVSLĐ-PCCN của các Đoàn kiểm tra cho thấy :

- Các DN cập nhật thông tin các quy định của pháp luật về ATVSLĐ chưa đầy đủ nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện.

- Đội ngũ làm công tác ATVSLĐ thường xuyên thay đổi, đơn vị không bổ sung, củng cố kịp thời nên chưa được tập huần về ATVSLĐ; hầu hết cán bộ làm công tác ATVSLĐ đều là kiêm nhiệm, nặng về chuyên môn, sản xuất kinh doanh, chưa được huấn luyện chuyên sâu về ATVSLĐ.

- Đối với các DN nhỏ, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác ATVSLĐ, chưa xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, không có mạng lưới an toàn vệ sinh viên, chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý về ATBHLĐ chưa được quan tâm, chưa thực hiện bồi dưỡng bằng chế độ hiện vật cho lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Công tác huấn luyện về ATVSLĐ chỉ thực hiện ở những DN lớn, các DN nhỏ chưa chú trọng đến công tác huấn luyện ATVSLĐ. 





Đoàn Kiểm tra công tác ATVSLĐ-PCCN

Thiết nghĩ trong thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ-PCCN, công đoàn cơ sở (CĐCS) cần quan tâm một số nội dung công tác sau:

- BCH CĐCS ở những DN được kiểm tra, phối hợp cùng Lãnh đạo DN khắc phục nhanh những hạn chế về công tác ATVSLĐ-PCCN mà Đoàn kiểm tra đã đề nghị, kiến nghị DN thực hiện nhằm thực hiện tốt công tác này ở DN.

 - Chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của CĐCS trong công tác ATVSLĐ: (Theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế Điều 21,22 có qui định) 

Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn-vệ sinh lao động

1. Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thỏa ước lao động tập thể trong đó có các điều khoản về an toàn-vệ sinh lao động.

2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn-vệ sinh lao động; chấp hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn.

3. Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc sau: xây dựng nội quy, quy chế quản lý an toàn-vệ sinh lao động; xây dựng kế hoạch an toàn-vệ sinh lao động; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn-vệ sinh lao động của công đoàn ở cơ sở để tham gia với người sử dụng lao động.

4. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh phong trào bảo đảm an toàn-vệ sinh lao động; động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị, máy, công nghệ nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động.

5. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bảo hộ lao động cho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn-vệ sinh viên.

Quyền hạn của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn-vệ sinh lao động

1. Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế, nội quy quản lý về an toàn-vệ sinh lao động.

2. Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do cơ sở lao động tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an toàn-vệ sinh lao động, thực hiện các chế độ chính sách an toàn-vệ sinh lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động.

3. Kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp an toàn-vệ sinh lao động và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật.

4. Tham gia điều tra tai nạn lao động; tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn-vệ sinh lao động tại cơ sở lao động.

- Công đoàn cấp trên cơ sở cần tăng cường chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN, không chỉ tiến hành ở những đợt phát động hưởng ứng Tuần lế QGATVSLĐ-PCCN mà kiểm tra thường xuyên, giúp CĐCS tiến hành công tác có hiệu quả nhất ở DN, trong đoàn viên và người lao động.

 - Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp xử lý các DN vi phạm pháp luật về ATVSLĐ-PCCN một cách thích đáng, kiên quyết.

- Xem xét, đánh giá đúng mức các tiêu chí về ATVSLĐ-PCCN trong phong trào thi đua và xét khen thưởng thành tích của CĐCS, của DN trong thực hiện nhiệm vụ hàng năm.


Tăng cường công tác tuyên truyền về ATVSLĐ-PCCN


Người lao động chưa thật sự chú trọng đến công tác ATVSLĐ

Bài TRÀN NGỌC. ảnh BAN CSPL

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top